TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Trò chơi tài xỉu Hà Nội được thành lập tháng 6 năm 1996, do Giáo sư Trần Phương – Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương ĐCSVN (Khóa IV và V), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng- làm Hiệu trưởng.
Là cơ sở đào tạo đa ngành (trên 25 ngành); đa cấp (Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ), đa hình thức (Chính quy, Liên thông, Vừa học – vừa làm, Trực tuyến). Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành, các nhà kỹ thuật- công nghệ thực hành; bác sỹ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi Y thuật và giầu Y đức tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ TẠI CHỨC
Nếu bạn không có điều kiện học Đại học hệ chính quy thì còn một cơ hội nữa: hãy đăng ký học Đại học hệ tại chức.
· Đào tạo tại chức (hay vừa làm vừa học) là một phương thức đào tạo giúp người học vừa đi làm vừa có thể tranh thủ thời gian để đạt trình độ kiến thức mong muốn, ở đây là trình độ Đại học.
Hệ tại chức của HUBT đào tạo 7 ngành học thuộc bậc Đại học:
1- Quản lý kinh doanh
2- Kinh doanh Thương mại
3- Kinh doanh Du lịch
4- Tài chính
5- Ngân hàng
6- Kế toán – Kiểm toán
7- Công nghệ thông tin
· Chương trình đào tạo đại học tại chức phải bảo đảm chuẩn kiến thức do Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định cho bậc Đại học (210 đơn vị học trình). Vì đào tạo tại chức được phép miễn một số môn như Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Thực tập cuối khoá, cho nên Chương trình được bố trí ở mức 180 đơn vị học trình.
· So với Chương trình đào tạo Đại học hệ chính quy của HUBT thì Chương trình đào tạo Đại học hệ tại chức khác ở 2 điểm:
1) Vì eo hẹp về thời gian, môn Ngoại ngữ chỉ được bố trí ở mức 20 ĐVHT như quy định chung của Bộ Giáo dục – Đào tạo cho Chương trình đào tạo Đại học (trong khi Chương trình đào tạo Đại học hệ chính quy của HUBT bố trí tới 72 ĐVHT).
2) Sinh viên hệ tại chức không phải thực tập cuối khoá (2 tháng) và nghiên cứu đề tài để viết Luận văn tốt nghiệp (1 tháng), chỉ phải dự kỳ thi tốt nghiệp sau một thời gian ôn tập và phụ đạo.
Ngoài 2 điểm nêu trên, mọi khâu của quy trình đào tạo đều thực hiện đúng như hệ đào tạo chính quy. Có như vậy mới bảo đảm được chất lượng đào tạo. Nhà trường không chấp nhận thói quen của một số sinh viên chỉ muốn học giả mà lấy bằng thật.
· Thời gian lên lớp được bố trí vào các buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần, phù hợp với điều kiện của người học. Điều đó đòi hỏi sự cố gắng bền bỉ của sinh viên, không những để dự lớp đầy đủ mà còn phải bảo đảm thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện bằng thời gian lên lớp.
· Những sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp mà muốn học lên Đại học qua phương thức vừa làm vừa học thì được miễn học lại những học phần đã học ở bậc Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp.