Trò chơi tài xỉu Nền tảng đáng tin cậy

​Mô hình đại học của Việt Nam ‘không giống ai’

Nhiều chuyên gia cho rằng, mô hình đại học Việt Nam đang áp dụng là rất hiếm trên thế giới, nếu không muốn nói là duy nhất.

Thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành “đại học” gây chú ý những ngày qua, chủ yếu quanh khái niệm “trường đại học” và “đại học”.

Trả lời VnExpress chiều 5/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết theo Luật Giáo dục đại học năm 2018, “trường đại học”, “học viện” là cơ sở giáo dục bậc đại học, đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Các ngành này thuộc một hoặc một vài lĩnh vực. “Đại học” thì đào tạo và nghiên cứu đa lĩnh vực, gồm nhiều trường đại học và khoa thành viên. Ông Sơn đánh giá mô hình đại học giúp các trường tăng tính tự chủ, thể hiện trong việc phân cấp quản lý, quản trị các trường đại học và khoa trực thuộc. “Một đại học với rất nhiều khoa thì sẽ bị phân mảnh trong quản lý, kém liên kết hơn so với khi sáp nhập các khoa thành trường trực thuộc”, ông Sơn nói. Về tổ chức quản trị giữa hai mô hình, theo ông Sơn không có nhiều khác biệt.

Bách khoa Hà Nội là đại học thứ 6 của Việt Nam, khi chuyển mô hình, tên tiếng Anh vẫn là “Hanoi University of Science and Technology”, tên tiếng Anh của ba trường thành viên đều dịch “Trường” là “School”. Thông cáo báo chí tối 5/12 của cơ sở giáo dục này khẳng định quan điểm “Một Bách khoa Hà Nội”, không lập các trường đại học thành viên, người học vẫn được cấp bằng Đại học Bách khoa Hà Nội.

“Có thể nói, sau gần 30 năm phát triển mô hình đại học, cả cấp độ quốc gia và vùng, lần đầu tiên ta có một đại học được thành lập từ chính sự phát triển bản thân của nó. Mô hình của Đại học Bách khoa Hà Nội đã có dáng dấp tương đồng với các đại học trên thế giới”, GS.TS Nguyễn Lộc, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nói.

Khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Với 5 đại học trước đó, gồm hai đại học quốc gia Hà Nội, TP HCM và ba đại học vùng Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, GS Lộc cùng nhiều chuyên gia khác cho rằng đây là mô hình “không giống ai”.

GS Lộc nhận định các đại học này chỉ là một tập hợp các trường đại học thành viên vốn đã có trước đó. Ông ví dụ, về cơ cấu tổ chức, đại đa số các đại học, kể cả các tên tuổi danh tiếng hàng đầu thế giới không tồn tại hình thức “trường đại học thành viên” trong “đại học”, mà chỉ có các đơn vị cấp khoa, có thể gọi là School, College, Institute hay Faculty. Dù tên gọi thế nào, trưởng các đơn vị này luôn được gọi là trưởng khoa (dean). Còn hiệu trưởng của đại học chỉ có một và nhìn chung có thể được dịch ra tiếng Anh là “president” đối với Mỹ, “vice chancellor” đối với Anh và “rector” đối với một số nước châu Âu, ví dụ như Nga.

Xem thêm  TỌA ĐÀM KHOA HỌC “ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG THEO ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH ĐÁP ỨNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP”

PGS Nghiêm Hồng Sơn, Đại học Quốc gia Australia, cho biết nước này có 43 đại học (University), đều là trường đa ngành. Một số ngành có thể lập các trường (School), như trường Quản trị kinh doanh (Business School) thuộc Đại học Queensland, cũng có nhiều trường đơn ngành (College, Institute) mà không thuộc đại học nào. “Thông thường các đại học lập ra trường trực thuộc chứ ít khi thấy các trường đơn ngành gộp lại thành đại học”, ông Sơn nói.

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia, với cách hiểu thông thường, một Đại học/University có nhiều phân khoa (Faculty hay College), và mỗi khoa thường tập trung vào một lĩnh vực như Y khoa, Kỹ thuật, Luật. Mỗi phân khoa có nhiều trường (gọi là School, nhưng có nơi dùng Department) và mỗi trường tập trung vào một chuyên ngành như y học cơ bản, y học lâm sàng. Ví dụ: Đại học New South Wales có bảy phân khoa; trong đó, khoa Y có năm trường chuyên về y học cơ bản, y học lâm sàng, y tế cơ bản, y tế công cộng và khúc xạ.

Nếu hiểu theo cơ cấu của một đại học như trên, GS Tuấn cho rằng “cách gọi trường đại học là rất luộm thuộm”. Bởi vì, trường/school là thành tố của một đại học, nên nếu gọi “trường đại học” sẽ rất khó dịch sang tiếng Anh. Điều đó cũng gây khó khăn khi giao tiếp với nước ngoài, như trường Đại học Quốc tế có tên tiếng Anh là International University, nhưng lại nằm trong Đại học Quốc gia TP HCM với tên tiếng Anh là Vietnam National University Ho Chi Minh city.

“Tôi chưa biết có nơi nào trên thế giới mà có những đại học trong một đại học như ở Việt Nam”, ông Tuấn nói.

Khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: VNU

Khuôn viên đang xây dựng của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: VNU

Về quản lý, TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho biết tại đa số quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, đại học (University) có thể gồm nhiều đơn vị (School và College) thành viên. Tuy nhiên, các đơn vị trực thuộc chỉ độc lập về mặt học thuật, không có con dấu và logo riêng, đại học chủ quản chịu trách nhiệm quản lý thống nhất, cấp bằng tốt nghiệp cho người học ở mọi trường trực thuộc.

Riêng về mô hình đại học quốc gia, GS.TS Nguyễn Lộc nói thêm rằng hiệu trưởng các đại học quốc gia trên thế giới như Đại học Quốc gia Lomonoxop của Nga, Đại học Quốc gia Seoul của Hàn Quốc hay Đại học Quốc gia Singapore đều là người ký bằng tốt nghiệp, dù cho sinh viên tốt nghiệp ngành nào. Nhưng, ở Việt Nam, các trường đại học thành viên của đại học có logo và con dấu riêng, hoạt động như một đại học độc lập, hiệu trưởng ký và cấp bằng tốt nghiệp.

Xem thêm  HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀY 18 ĐẾN 19/9/2023.

Dựa trên kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu đại học trong nước và quốc tế, ông Phương nhận định mô hình mà 5 đại học này đang áp dụng “rất hiếm trên thế giới, nếu không muốn nói duy nhất Việt Nam”. “Mô hình này phức tạp, gây khó khăn trong quản lý nhà nước”, ông Phương nói. Ông dẫn chứng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể làm việc trực tiếp với các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng nếu muốn làm việc với cấp Khoa, Bộ phải thông qua Đại học Quốc gia. Trong các công việc hành chính, người học cũng phải xin qua hai cấp, gây mất thời gian và có thể gây chồng chéo trong quản lý.

Còn GS Nguyễn Lộc đánh giá, điều này khiến mối gắn kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các trường thành viên có thể không được chặt chẽ, chưa kể đến sự cạnh tranh giữa các trường. “Quản lý như thế chắc chắn khó tránh được chồng chéo”, ông Lộc nói, cho biết điều này là bất hợp lý trong xu hướng giảm bớt đầu mối, giảm chi phí quản lý hành chính.

“Mô hình của các đại học nổi tiếng thế giới hiện nay là tối ưu, ở trên quản lý, ở dưới chỉ làm chuyên môn thôi, họ đã tính toán rất kỹ”, ông Lộc cho biết.

Đề xuất dịch đại học là University, trường đại học là College, còn trường là School gây tranh cãi hàng chục năm qua, theo TS Lê Đông Phương. Ông giải thích ở Việt Nam “college” thường được hiểu là cao đẳng, còn “school” là trường phổ thông. Quan niệm này ít nhiều tạo tâm lý dè dặt với các lãnh đạo, vì cảm thấy trường “bị hạ cấp, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu”.

Tuy nhiên, để người học dễ nắm bắt và thuận tiện khi hội nhập, TS Lê Đông Phương cho rằng nên dùng các khái niệm tiếng Anh thống nhất với quốc tế, và đổi tên tiếng Anh của các cơ sở giáo dục đại học là việc “cần làm ngay”.

Ông Nguyễn Văn Đáng, tiến sĩ Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận định tên gọi “Đại học” sẽ giúp cơ sở giáo dục có không gian và tâm thế cho sự phát triển rộng hơn. “Đại học” theo đúng chuẩn mực quốc tế là đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó, để phản ánh đúng tầm vóc của một “Đại học” thì Đại học Bách khoa Hà Nội hay một số cơ sở đào tạo khác có mục tiêu lên “Đại học” có thể phải tính đến mở thêm các ngành đào tạo, đủ cả Khoa học xã hội và Nhân văn, Y Dược, Khoa học quản lý công, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật.

Xem thêm  Sinh viên HUBT thắng lớn tại Kỳ thi Olympic tiếng Nga toàn quốc lần thứ XX

Tuy nhiên, theo ông Đáng, điều quan trọng hiện nay không phải ở tên “Đại học” hay “trường Đại học”, mà là mô hình quản trị đại học. Chúng ta kỳ vọng về một sự chủ động hoàn toàn của cơ sở đào tạo trong việc bố trí lại hệ thống đơn vị thành viên; thành lập các đơn vị mới cùng với chức năng và vai trò mới; thay đổi cơ cấu đội ngũ cán bộ cũng như chế độ đãi ngộ nhằm thu hút nhân sự chất lượng cao.

Tiếp đó, vì là đại học công lập, nên các nguồn lực mà nhà nước sẽ cung cấp như thế nào để giúp Đại học Bách khoa Hà Nội và các đại học khác tiếp tục vươn lên những tầm cao mới, trở thành cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu trong nước và trên cả bình diện quốc tế. Nếu tên mới, tầm vóc mới nhưng các nguồn lực không có sự thay đổi đáng kể thì rất khó tạo ra sự phát triển xứng tầm kỳ vọng.

Sự hỗ trợ từ nhà nước còn là các cơ chế hoạt động hiện đại để các đại học dần chuyển từ tư duy và mô hình quản lý truyền thống sang tư duy và mô hình quản trị đại học hiện đại, chủ động và linh hoạt hơn nữa trong việc hợp tác với các chủ thể ngoài nhà nước nhằm tìm thêm nguồn lực phát triển, cũng như thị trường cho sản phẩm nghiên cứu, đào tạo.

Trước việc nhiều trường đại học có kế hoạch “lên” đại học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định không nên đánh giá mô hình nào có lợi hơn, bởi mỗi cơ sở sẽ phù hợp với một mô hình. “Các trường trung bình, nhỏ, năng lực tự chủ chưa cao thì rõ ràng mô hình đại học không phù hợp”, ông Sơn nói.

Còn GS Nguyễn Văn Tuấn nói với những thiết chế giáo dục lâu đời như Dartmouth College (Mỹ) hay Imperial College (Anh), không cần đến danh xưng University, mà chỉ cần đề cập đến cái tên “Dartmouth” hay “Imperial”, trong khoa bảng đó vẫn là những đại học lừng danh. Một ví dụ khác là London School of Economics, tuy là School nhưng thực tế là đại học nổi tiếng thế giới.

Ông cho rằng, các thiết chế giáo dục ngày nay được định hình bởi hai yếu tố quan trọng: uy thế và danh tiếng. Cả hai liên quan đến phẩm chất nghiên cứu khoa học, sự danh tiếng của đội ngũ giáo sư, và uy danh của các cựu sinh viên, không liên quan gì đến danh xưng University hay Đại học.

 

Trả lời